Học Thiết kế đồ họa sau này làm gì? (Phần 1)
Thiết kế đồ hoạ là một loại hình nghệ thuật ứng dụng, ngày càng trở nên “hot” trong thời đại công nghệ số. Vậy bạn đã biết học thiết kế đồ hoạ thì có thể làm những gì chưa? Hãy cùng Epix khám phá nhé!
Nhiều bạn băn khoăn liệu học thiết kế đồ hoạ xong thì có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm của ngành này có cao không? Để trả lời những câu hỏi này thì hãy xem thêm bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về công việc mà một người học thiết kế đồ hoạ có thể làm nhé!
1. Thiết kế quảng cáo và tiếp thị
1 poster sản phẩm thương mại do học viên EPix thực hiện
Có thể nói quảng cáo và tiếp thị là yếu tố tiên quyết khiến ngành Thiết kế đồ họa trở thành ngành học đắt giá nhất nhì trong số các lĩnh vực đào tạo hiện nay. Người làm thiết kế quảng cáo cần phải có tư duy nhạy bén, vừa phải nắm bắt rõ tinh thần của doanh nghiệp, vừa phải tinh tế trong cách truyền tải qua hình khối, màu sắc, ảnh và nội dung.
Một số sản phẩm mà chuyên viên thiết kế quảng cáo và tiếp thị có thể làm:
- Poster, banner, billboard quảng cáo
- Inforgraphic
- Tờ rơi, bưu thiếp,...
Thiết kế 2D là bước đệm cơ bản cho những công việc thiết kế cần đến trình độ cao hơn trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa. Thế nên việc học tốt, thực hành tốt thiết kế 2D sẽ giúp bạn dễ dàng xác định năng lực của bản thân và hoàn toàn có thể trở thành một nhà thiết kế đa nhiệm.
2. Thiết kế nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu cầu kỳ và đa dạng các sản phẩm
Bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp là sản phẩm có giá trị lớn. Doanh nghiệp không những chi trả rất nhiều tiền để xây dựng bộ nhận diện mà nó còn thể hiện giá trị thương hiệu của doanh nghiệp đó. Vì vậy, người thiết kế bắt buộc phải hiểu rõ thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải để xây dựng nên bộ nhận diện thương hiệu có khả năng trường tồn lâu dài với thời gian.
Để xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu phù hợp nhất với tiêu chí từ doanh nghiệp, nhà thiết kế cần phải có kiến thức về tất cả các lĩnh vực liên quan đến Thiết kế đồ họa, từ đó tạo ra thiết kế phù hợp nhất trên mọi phương tiện trực quan.
Những ấn phẩm thiết kế liên quan đến bộ nhận diện thương hiệu:
- Logo
- Bao bì
- Đồ dùng văn phòng
- Business Card
3. Thiết kế in ấn
Thiết kế dàn trang tạp chí cực kỳ tối giản và thời thượng
Những năm gần đây, văn hóa đọc và tiếp nhận thông tin của công chúng đã thay đổi, họ tiếp cận với sách báo online nhiều hơn. Công việc của nhà thiết kế in ấn chủ yếu sẽ là thiết kế dàn trang, sao cho có thể tạo được bố cục hài hòa nhất giữa phần text và phần hình. Tuy nhiên để đảm nhiệm được công việc này một cách trơn tru, nhà thiết kế đồ họa không chỉ cần am hiểu về chuyên môn thiết kế mà còn cần biết rõ về màu sắc, in ấn và xuất bản kỹ thuật số.
Những ấn phẩm liên quan đến thiết kế in ấn mà nhà thiết kế phải đảm nhiệm:
- Sách, báo, tạp chí
- Catalogue
4. Thiết kế đồ họa chuyển động (Motion Graphics)
Motion Graphics là bước đệm để sản xuất Animation
Đồ họa chuyển động là một loại hình thiết kế đồ họa sử dụng những chuyển động cơ bản để tăng tính thú vị, hấp dẫn cho bản thiết kế. Từ đó giúp bản thiết kế trở nên sống động, thu hút người xem hoặc lồng ghép một thông điệp nào đó. Thông qua loại hình thiết kế này, người xem sẽ cảm thấy ấn tượng hơn với ấn phẩm đồ họa.
Những ấn phẩm liên quan đến đồ họa chuyển động:
- Video quảng cáo
- Video game
- Các app, website
Nhìn chung, Thiết kế đồ họa là một lĩnh vực quan trọng cho sự phát triển của truyền thông, tiếp thị và cả thương mại. Dù bạn học Thiết kế đồ họa hay bất kì ngành nghề nào khác thì cũng cần phải trở nên thật xuất sắc, khi ấy bạn mới có khả năng làm chủ công việc và sự nghiệp của chính mình. Hãy đón chờ phần tiếp theo cùng EPix để rõ hơn về những lĩnh vực liên quan đến ngành Thiết kế đồ họa bạn nhé!