6 nguyên tắc để sáng tạo một bố cục thiết kế đẹp

07/04/2023

Đã khi nào các bạn đặt câu hỏi làm thế nào để sáng tạo một bố cục thiết kế chưa? Hay để có một bố cục sáng tạo cần những yếu tố nào? Hãy cùng EPix tham khảo ngay 6 nguyên tắc dưới đây nhé.

1. Tỉ lệ vàng trong thiết kế

Có nguồn gốc trong toán học cổ, tỉ lệ vàng được sử dụng cho mục đích tính toán và sử dụng trong các lĩnh vực liên quan đến thiết kế. Mục đích chính của tỉ lệ vàng là đảm bảo cho các tính toán, các thiết kế có được sự tự nhiên, chuẩn xác và cân đối cho từng sản phẩm. Tỉ lệ vàng được xem là một trong những quy tắc “bất di bất dịch” mà bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực thiết kế phải nắm rõ như trong lòng bàn tay. Áp dụng tỉ lệ vàng trong thiết kế giúp chúng ta sở hữu một sản phẩm không chỉ bắt mắt, thu hút mà còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa trong đó.

Tỉ_lệ_vàng_cho_thiết_kế_đồ_họa_3dkid

Tỉ_lệ_vàng_cho_thiết_kế

 

Tỉ_lệ_vàng_trong_bố_cục_nhiếp_ảnh_đồ_họa_3dkid

Tỉ_lệ_vàng_trong_bố_cục_nhiếp_ảnh

 

Tỉ_lệ_vàng_áp_dụng_cho_thiết_kế_logo_đồ_họa_3dkid

Tỉ_lệ_vàng_áp_dụng_cho_thiết_kế_logo

2. Quy tắc một phần ba

Đây là quy tắc mà hầu như bất cứ người thiết kế nào cũng biết. Quy tắc này áp dụng đơn giản đúng như tên gọi của nó. Bạn chia bức ảnh ra làm 3 phần dọc và ngang. Vậy là ta có 9 ô chữ nhật bằng nhau như hình minh họa dưới. Nguyên tắc là chia ảnh thành 9 phần bằng nhau, các điểm giao nhau ở vị trí 1/3 ảnh là đường quan trọng. Mắt người sẽ bị thu hút vào các đường và điểm đó một cách tự nhiên. Chúng ta đặt các chi tiết cần nhấn mạnh vào đó để tác phẩm có thêm sức hút.

  Áp_dụng_quy_tắc_một_phần_ba_đồ_họa_3dkid

Áp_dụng_quy_tắc_một_phần_ba

 

  Áp_dụng_quy_tắc_một_phần_ba_đồ_họa_3dkid

Áp_dụng_quy_tắc_một_phần_ba

3. Bố cục trung tâm và đối xứng

Nguyên tắc 1/3 mang lại hiệu quả cao cho bố cục, nhưng có những lúc, chúng ta lại nên đặt đối tượng ở giữa vì nó lại cho kết quả mang hiệu quả cao cho tác phẩm. hơn nữa, đối xứng lại phù hợp hoàn hảo cho bố cục trung tâm (như ví dụ dưới). Bố cục cân xứng từ tâm rất phù hợp cho cảnh vật đối xứng hai bên. Hãy vận dụng điều này khi đặt để bố cục trong việc thiết kế một poster hay những tác phẩm nghệ thuật khác mà bạn muốn hướng tới.

Bố_cục_trung_tâm_và_đối_xứng_đồ_họa_3dkid

Bố_cục_trung_tâm_và_đối_xứng

 

Bo_cuc_trung_tam_va_doi_xung_do_hoa_3dkid

Bố_cục_trung_tâm_và_đối_xứng

4. Đường dẫn lối - Quy tắc cân bằng động

can_bang_thiet_ke_do_hoa_3dkid

Quy_tắc_đường_dẫn_lối_đồ_họa_3dkid"

Bức ảnh này đã tận dụng những hoa văn và chi tiết của nền gạch để hướng mắt nhìn của người xem về đối tượng chính, rất hài hòa với khoảng không xung quanh trong việc đặt chúng vào bố cục trung tâm và đối xứng. Điều này cho chúng ta một tổng thể hài hòa nếu áp dụng chúng trong việc thiết kế. 

Ngoài ra, chúng ta còn có thể áp dụng quy tắc 1/3 với các đường dẫn quanh co " tạo nút cảm xúc" cho thị giác.  Đồng thời điều này thể hiện một bố cục ở vị thế cân bằng động trong thiết kế.

Dẫn_thị_giác_một_cách_tự_nhiên_đồ_họa_3dkid

Dẫn_thị_giác_một_cách_tự_nhiên

Bố_cục_cân_bằng_động_đồ_họa_3dkid

Bố_cục_cân_bằng_động

5. Điểm tụ đường chéo - Những tam giác vàng

Người ta thường nói rằng yếu tố tạo hình theo kiểu hình tam giác và đường chéo có thể thêm “kịch tính” cho một bức ảnh. Vậy “kịch tính” có nghĩa là gì? Nó khá khó giải thích, vì còn phụ thuộc vào cảm nhận.Các đường ngang và dọc cho thấy sự ổn định. Nó tạo ra một sự căng thẳng thị giác nhất định.

Điều này sẽ giúp thiết kế thêm phần sáng tạo và lạ mắt hơn hẳn vì sự kết hợp tam giác và đường chéo vào thiết kế hay nhiếp ảnh có thể tạo ra cảm giác 'kịch tính', khi giao nhau, chúng tạo ra điểm tụ làm tác phẩm có chiều sâu và không gian.

tam_giac_cho_bo_cuc_sang_tao_do_hoa_3dkid

Điểm_tụ_của_đường_chéo_và_tam_giác

Bố cục tam giác vàng cũng đơn giản giống như bố cục một phần ba. Thay vì hai đường kẻ dọc và hai đường kẻ ngang như nguyên tắc 3/4, chúng ta chia đôi khung hình bằng một đường chéo, rồi thêm 2 đường thẳng vuông góc đi qua 2 góc còn lại của khung hình.

Những_tam_giác_vàng_cho_bô_cục_sáng_tạo_đồ_họa_3dkid

Những_tam_giác_vàng_cho_bố_cục_sáng_tạo

6. Nguyên tắc cân bằng: Yếu tố chính - phụ

Theo quy tắc 1/3, chúng ta thường đặt đối tượng chính ở đường thẳng dọc 1/3 của khung ảnh. Tuy nhiên, đôi khi điều này lại làm cho bố cục thiếu cân bằng, “trơ trọi”. Để xử lý, bạn có thể đặt một đối tượng thứ 2 ít quan trọng hơn ở vị trí đường dọc 1/3 còn lại. Lúc này, các yếu tố chính phụ được sắp đặt hợp lí, tạo ra một bố cục cân bằng, hài hòa.

Cân_bằng_bố_cục_đồ_họa_3dkid

Cân_bằng_bố_cục

 

Yếu_tố_chính_phụ_trong_thiết_kế_đồ_họa_3dkid

Yếu_tố_chính_phụ_trong_thiết_kế

Khi đặt 2 đối tượng (1 gần, 1 xa) cạnh nhau, người ta cũng có thể dựa vào kích cỡ mà xét đoán được khoảng cách, từ đó tạo ra cảm nhận tốt hơn về chiều sâu và tỷ lệ tương đối cho bố cục. Ngoài ra , chúng ta còn có thể áp dụng nguyên tắc khung lồng trong khung trong bố cục để tạo điểm nhấn cho tác phẩm của mình, tận cụng cái sẵn có để làm nền cho chủ thể chúng cũng là một sự sáng tạo, làm tăng sự phong phú cho thiết kế.

 bo_cuc_khung_long_trong_khung_do_hoa_3dkid

Khung_lồng_trong_khung

Một thứ được sáng tạo khi nó đã đi đúng định hướng và tôn trọng những nguyên tắc ban đầu. Và sáng tạo thực chất là sự phát triển dựa trên những nguyên tắc đó. Bố cục thiết kế cũng vậy, khi bạn tuân theo " cái khuôn cũ " và lấy nó làm tiền đề để phát triển hơn nữa thì nó chính là đích đến của việc sáng tạo bố cục. Việc kết hợp các nguyên tắc một cách hài hòa và phù hợp sẽ làm cho bố cục của bạn trở nên sáng tạo, lạ mắt. Chính vì thế mà chúng ta cần nắm vững " Những nguyên tắc vàng" để đưa ra một bố cục mới.  

Nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng nghỉ, hi vọng rằng, những nguyên tắc mà ĐỒ HỌA 3DKID chia sẻ sẽ giúp ích cho việc hoc tập, trau dồi kiến thức và những công việc liên quan của tất cả các bạn !

Tác giả: My Duyen Epix

Liên hệ

02466517623
epix.com.vn@gmail.com